Tiêm phòng viêm gan b có bị lây nữa không?

Tiêm phòng viêm gan b có bị lây nữa không?

Hỏi:

Chào bác sĩ,

Em là nam, hiện tại là sinh viên năm nhất mới lên Hà Nội nhập học. Em có ở chung phòng với một bạn khác và em mới biết là bạn ấy bị mắc viêm gan B. Em nghe nói viêm gan B là bệnh nguy hiểm và khả năng lây nhiễm rất cao. Em đang có ý định đi tiêm phòng virus viêm gan B để tránh lây nhiễm, nhưng em vẫn đang thắc mắc là tiêm phòng viêm gan B xong có bị lây nữa không? Và hiện tại em cần lưu ý những gì để tránh bị lây nhiễm viêm gan B thưa bác sĩ?

Cảm ơn bác sĩ,

Đức Long – Quảng Ninh

Hỏi: 1

Trả lời

Viêm gan B là chứng bệnh nguy hiểm mà hiện nay rất nhiều người mắc phải. Bệnh gây nên những hệ lụy, biến chứng khôn lường, phá hoại lá gan của chúng ta và thậm chí là gây ung thư gan. Tiêm phòng viêm gan B là biện pháp hỗ trợ phòng ngừa viêm gan B hiệu quả nhất hiện nay, tuy nhiên cũng như bạn, rất nhiều người thắc mắc không biết tiêm phòng viêm gan B rồi có bị lây nữa không? Thắc mắc này được chuyên gia tư vấn trả lời như sau:

Bệnh viêm gan B

Viêm gan B là một trong những bệnh lý về gan nguy hiểm nhất, căn bệnh này do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Chúng tấn công, hủy hoại lá gan, gây suy giảm chức năng gan và có thể dẫn đến ung thư gan. Viêm gan B còn được gọi là kẻ giết người thầm lặng vì chúng thường không gây nên các triệu chứng gì cho đến khi gan của người bệnh đã bị tổn hại nặng sau một thời gian bị virus viêm gan B phá hủy.

Các con đường lây nhiễm

Các con đường chính gây lây nhiễm viêm gan B bao gồm:

Lây qua đường máu và các sản phẩm từ máu bị nhiễm virus di dùng chung kim tiêm, các vật dụng cá nhân khác như bơm kim tiêm, các vật dụng cá nhân dễ gây trầy xước (như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, kềm cắt móng…), xăm mình, bấm lỗ tai, châm cứu, các dụng cụ y tế không được xử lý vô trùng

Lây qua đường tình dục: virus viêm gan B có thể lây truyền qua máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo và các dịch khác của cơ thể. Khả năng lây nhiễm của vi rút viêm gan B cao gấp 500-1000 lần so với virus HIV

Lây từ mẹ sang con: Nếu người mẹ bị viêm gan B thì khả năng lây nhiễm sang cho con là rất cao. Tuy nhiên tỷ lệ lây bệnh từ mẹ sang con sẽ tùy thuộc vào tình trạng nhiễm siêu vi viêm gan B của mẹ. Tỷ lệ này sẽ cao hơn nếu người mẹ có xét nghiệm HBeAg (+) và/hoặc nồng độ HBV-DNA trong huyết thanh cao.

Ngoài ra rất nhiều người có suy nghĩ là viêm gan B có thể lây qua đường ăn uống và tiếp xúc thông thường, điều này là hoàn toàn sai lầm. Nếu sống chung với người mắc viêm gan B thì không cần thiết phải có chế độ ăn uống và sinh hoạt riêng với người bệnh.

Tiêm phòng viêm gan B có thực sự cần thiết?

Virus viêm gan B được gọi là siêu vi bởi sự nguy hiểm và khả năng tồn tại của chúng trong cơ thể con người. Khi chúng đã xâm nhập vào cơ thể con người thì việc tiêu diệt hoặc đưa chúng ra ngoài là điều không thể. Siêu vi viêm gan B sẽ phá hủy chức năng gan, gây ra các bệnh nguy hiểm cho cơ thể và dẫn tới tử vong.

Virus viêm gan B lây truyền qua đường máu, đường tình dục, lây từ mẹ sang con, thậm chí chúng còn có thể sống trong máu khô.

Hiện nay mặc dù ngành y tế phát triển nhưng vẫn chưa tìm ra được thuốc đặc trị tiêu diệt loại virus viêm gan B này vì vậy cách tốt nhất phòng bệnh viêm gan B là tiêm vaccine viêm gan B ngay từ đầu.

Đối tượng nên tiêm phòng vaccine viêm gan B

Tất cả mọi người đều có thể tiêm vaccin viêm gan b, cần thiết nhất là trẻ sơ sinh, phụ nữ trước khi có kế hoạch mang thai để phòng tránh bệnh cho thế hệ mới.

Trước khi tiêm phòng thì cần đi kiểm tra xem mình đã nhiễm virus viêm gan B hay chưa, việc này sẽ đảm bảo kết quả tiêm phòng hiệu quả nhất, tránh trường hợp đã mắc virus trong người nhưng chưa biểu hiện ra ngoài mà đang còn trong giai đoạn tiềm ẩn.

Việc tiêm phòng viêm gan B hầu hết sẽ phòng tránh được sự lây nhiễm của bệnh nhưng cần thực hiện đúng quy cách và thường xuyên làm các xét nghiệm liên quan nhằm phát hiện bệnh sớm trong trường hợp vaccine không đạt hiệu quả 100%

Vaccine tiêm cần được bảo quản đúng chuẩn, còn hạn sử dụng, người tiêm phải đảm bảo khả năng miễn dịch tốt, vaccine sẽ không có tác dụng với những người bị nhiễm virus viêm gan B tiềm ẩn, người tiêm phải tiêm đủ số lần trong khoảng thời gian quy định

Vaccine phòng viêm gan B có tác dụng trong thời gian bao lâu?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vaccine viêm gan B sẽ giúp tạo ra kháng thể phòng bệnh kéo dài từ 10-20 năm. Tuy nhiên lượng kháng thể này sẽ giảm theo thời gian và các chuyên gia khuyến cáo mỗi người nên tiêm nhắc lại 1 mũi vắc xin sau 5-10 năm kể từ đợt chủng ngừa đầy đủ theo phác đồ chuẩn trước đó. Với những người đã tiêm vắc xin nhưng không đủ liều theo lịch tiêm chủng cần được kiểm tra xét nghiệm kháng thể antiHBs và tiêm những mũi theo lịch bổ sung hoặc thậm chí nếu không tạo được kháng thể thì phải tiêm vắc xin lại từ đầu theo phác đồ chuẩn.

Tiêm phòng viêm gan B có bị lây nữa không?

Vaccine viêm gan B rất an toàn và hầu như không có tác dụng phụ nên được sử dụng trên toàn thế giới. Sau khi tiêm phòng vaccine thì virus viêm gan B hầu như không còn khả năng xâm nhập vào cơ thể con người. Hiệu quả của vaccine đã được các nhà khoa học thế giới nghiên cứu và chứng minh.

Tuy nhiên, vẫn có khoảng 2.5% – 5% số người sau khi tiêm vaccine vẫn bị mắc bệnh, nguyên nhân có thể do vaccine không đảm bảo chất lượng hoặc miễn dịch của ngươi tiêm quá kém hoặc người bệnh đã bị nhiễm virus viêm gan B tiềm ẩn trước đó nên tiêm vaccine vào không có tác dụng.

Những biện pháp phòng ngừa viêm gan B

Để phòng ngừa viêm ban B cần lưu ý:

  • Quan hệ tình dục an toàn, nên sử dụng bao cao su khi quan hệ để tránh lây nhiễm viêm gan B
  • Không tiếp xúc trực tiếp với máu của người lạ, cũng như dùng chung các vật dụng như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, cắt móng tay,… Ngoài ra cẩn thận khi truyền máu, các vật dụng y tế cần được khử trùng kỹ lưỡng
  • Phòng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con thì nên tiêm phòng vaccine hoặc huyết thanh cho bé để tránh căn bệnh này
  • Tiêm vaccine phòng viêm gan B là cách hiệu quả nhất phòng ngừa viêm gan B
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể nhằm tăng cường sức khỏe và sức đề kháng
  • Uống nhiều nước giúp tăng cường tuần hoàn máu và khả năng hoạt động của các tế bào gan
  • Không nên ngồi trước máy tính và ti vi quá lâu
  • Không nên lạm dụng thuốc uống làm suy giảm chức năng ga
  • Hạn chế tối đa rượu bia vì rượu bia phá hủy lá gan của chúng ta rất nhanh

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm gan B và tiêm phòng viêm gan B mà chuyên gia tư vấn cung cấp, hi vọng giải quyết được vấn đề mà bạn Long đang lo lắng. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đặt hàng nhanh
Bạn vui lòng ghi rõ cụ thể thông tin mua hàng hoặc yêu cầu, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay khi nhận được thông tin!